Trong bài viết hôm nay, gửi đến anh em một trong những luật được áp dụng rất nhiều trong các trận bóng đá. Đó chính là luật penalty, vậy chính xác penalty là gì? các quy định và quy tắc xử phạt khi đá penalty, anh em sẵn sàng cùng số liệu thống kê về ngoại hạng anh khám phá chưa nào. Bắt đầu thôi anh em.
Thế giới bóng đá luôn muôn màu muôn vẻ, đôi khi anh em yêu thích bóng đá chỉ đơn giản vì một cầu thủ hoặc một đội bóng mình hâm mộ. Nhưng để có thể xem bóng đá và hiểu được cặn kẽ những gì đang xảy ra trên sân, một chút kiến thức về các luật trong bóng đá là điều cần thiết để giúp anh em có những trải nghiệm xem bóng đá đỉnh cao hấp dẫn.
Penalty là gì?
Quả đá phạt penalty là gì? Thường được gọi là quả đá phạt đền hay quả đá 11m, là một quả đá phạt được thực hiện ở trong vòng cấm của đội bạn. Chấm phạt đền cách khung thành của đội đối phương 11 mét, cầu thủ thực hiện quả đá phạt sẽ ngay lập tức đối mặt với thủ môn đối phương.
Quả phạt penalty được coi là cơ hội rất thuận lợi để các đội có thể tận dụng để có được lợi thế, bởi khả năng ghi bàn từ chấm phạt đền là khá cao khi không có cầu thủ phòng ngự nào khác ngoài thủ môn đội bạn xuất hiện. Quy định đá phạt penalty được cho là không công bằng đối với các thủ môn khi họ ở trong thế bị động, bị bất lợi đủ đường, phải phản xạ trong cự ly gần và thời gian hạn chế để tránh bàn thua.
Nói như vậy không có nghĩa một quả đá penalty tương đương với một bàn thắng, thống kê chỉ ra, mặc dù có cơ hội tuyệt vời, cầu thủ sút phạt có thể không thực hiện được như mong đợi do căng thẳng tâm lý. Quả phạt đền là thứ tăng thêm sự hồi hộp, gay cấn và hấp dẫn cho các trận bóng đá.
Xem thêm: ketquabongdatructuyen info – kq bd hom nay – nhandinhbongdahomnay life
Quy định về quả đá phạt penalty là gì?
Các trường hợp xử phạt do quy định.
Nếu cầu thủ của một đội phạm một trong hai lỗi nặng trong vòng cấm địa của đội nhà, đội đó sẽ bị phạt và sẽ bị chịu một quả phạt 11m. Các tình huồng cầu thủ có thể bị trọng tài bắt lỗi:
- Đầu tiên là một lỗi cố ý dùng tay chơi bóng với một cầu thủ không phải là thủ môn. Người chơi vi phạm sẽ rất có thẻ bị trọng tài chính rút thẻ cảnh cáo đi kèm với việc đội nhà bị hứng chịu một quả penalty.
- Thứ hai là lỗi ngán chân đối phương, tác động vật lý quá mạnh khiến đối phương ngã xuống, xô người, cản người không bóng, nắm người đối phương … đều là những ví dụ về những pha phạm lỗi đáng kể (áp dụng cả cho thủ môn). Và tất nhiên một quả phạt 11m là điều tất yếu.
Bởi vì các tình huống xung quanh việc thổi phạt đền thường gây tranh cãi, công nghệ VAR (video hỗ trợ trọng tài) ngày nay được sử dụng rộng rãi ở các giải đấu lớn nhỏ trên thể giới để đảm bảo công lý, trừng phạt “đúng người đúng tội”.
Những quy tắc khi thực hiện quả phạt Penalty là gì?
Như đã đề cập ở trên, khi đối phương phạm lỗi trong vòng cấm, một bên sẽ được hưởng quả phạt đền. Sẽ có những quy tắc xoay quanh việc thực hiện cú đá phạt này. Chính xác thì quy tắc đá phạt Penalty là gì?
Xem thêm: lịch bóng đá cúp châu á
Quy định về quả phạt đền Penalty là gì?
Không chỉ cầu thủ thực hiện cú sút và thủ môn cản phá, mà việc hiểu luật bóng đá sẽ cho phép bạn hiểu các quy định về đá phạt đền và thiết lập các quy tắc cụ thể nhất định phải tuân theo.
- Khi thực hiện quả phạt penalty, bóng phải được đặt ở vị trí phạt đền bất kể phạm lỗi được thực hiện ở vị trí nào trong vòng cấm (cách khung thành 11m).
- Bóng phải được đặt trên chấm phạt đền và đá về phía trước.
- Cầu thủ thực hiện quả đá phạt đền có thể do huấn luyện viên chỉ định hoặc tự nhận trách nhiệm, nhưng điều này phải được thông báo rõ ràng với trọng tài chính trên sân.
- Ngoại trừ thủ môn và người thực hiện quả đá phạt penalty, tất cả các cầu thủ khác của cả hai bên đều phải ở ngoài vòng cấm trong thời gian thực hiện quả đá phạt.
- Thủ môn của đội bị phạt penalty chân phải ở trên vạch vôi cho đến khi bóng bay đi (có thể làm động tác giả nhưng không được rời chân khỏi vạch vôi).
- Khi trọng tài thổi còi, cầu thủ được tự do chạy và sút bóng. Không quy định thời gian chạy đà.
- Khi bóng được đá đi, các cầu thủ khác trên sân có quyền lựa chọn chạy về phía vòng cấm. Nếu một cầu thủ xâm nhập vòng cấm địa trước khi thực hiện quả đá phạt thì quả đá phạt penalty phải được thực hiện lại.
- Khi bóng đã được đá đi, cầu thủ thực hiện động tác không được chạm vào bóng lần nữa. Cầu thủ này chỉ được tiếp tục chạm vào bóng sau khi đã bị một cầu thủ khác chạm vào bóng hoặc bóng chết (ra khỏi sân hoặc vào khung thành). Điều này cho thấy rằng cầu thủ thực hiện động tác này không thể đá lại nếu bóng chạm cột dọc / xà ngang và bật ra, nhưng chỉ có thể đá lại nếu bóng bị thủ môn cản phá bật ra.
>>> XEM THÊM: https://lichthidaubongdahomnay.host/
Quy định xử phạt khi mắc lỗi trong việc thực hiện đá Penalty là gì?
Trong luật penalty là gì, khi thực hiện quả phạt penalty, nếu cầu thủ của cả hai đội đều phạm lỗi, tùy từng trường hợp trọng tài có thể cho đá lại, cho nhận bàn thua hoặc cho bên đối phương hưởng quả đá phạt gián tiếp tại vị trí phạm lỗi.
Khi thực hiện các quả phạt đền, cầu thủ hai bên thường mắc các lỗi sau:
- Trước khi cầu thủ này sút bóng, các cầu thủ bên ngoài đã lao vào vòng cấm.
- Khi bóng chưa được chạm vào cầu thủ khác, cầu thủ đó thực hiện lần chạm bóng thứ hai.
- Cú đá không phải do người được chỉ định thực hiện mà là do một đồng đội của cầu thủ này lao vào đá.
- Người chơi phòng thủ ngăn cản người chơi tấn công đá bồi
Trọng tài sẽ xử lý các lỗi theo cách sau:
- Thực hiện lại quả đá phạt penalty nếu cả hai bên cùng mắc lỗi.
- Nếu đội thực hiện quả phạt đền phạm lỗi, bàn thắng sẽ không được chấp nhận nếu bóng đã nằm trong lưới; ngược lại, đội phòng thủ được hưởng quả đá phạt gián tiếp.
- Cách xử lý của trọng tài sẽ thay đổi tùy thuộc vào lỗi được thực hiện trong khi thực hiện quả phạt đền.
Quy định mới về luật đá penalty năm 2022
Kể từ năm 2017, các quy định về đá phạt penalty là gì của FIFA đã sửa đổi nhằm đảm bảo tính công bằng cho cả 2 đội bóng.
- Quy định với các cầu thủ sút Penalty
Người chơi có quyền sử dụng các động tác giả trong suốt quá trình chạy đà để chuyển hướng phán đoán của thủ môn. Khi gần kết thúc bước chạy đà và cú đá sắp được bắt đầu, người thực hiện cú sút penalty sẽ không thể làm động tác giả ở chân trụ của mình. Nếu vi phạm, nó phải được thực hiện lại, và cầu thủ phạm lỗi sẽ bị cảnh cáo. Nếu tái diễn sẽ bị nhận thẻ vàng và phải tiếp tục thực hiện lại.
- Quy định với các thủ môn
FIFA đã thiết lập một quy tắc mới cho các thủ môn trong các tình huống phạt penalty tại cuộc họp lần thứ 136 ở Doha (Qatar). Các thủ môn sẽ không còn được phép nhảy nhót khi đối mặt với các cú đá penalty kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2022.
Đặc biệt, các thủ môn sẽ phải giữ cả hai chân trên vạch vôi khi cầu thủ đối phương thực hiện cú đá 11m, bao gồm cả thời gian chính thức, hiệp phụ và loạt sút luân lưu. Quy tắc sau đây nhằm giảm việc thủ môn sử dụng các kỹ thuật tâm lý khiến các cầu thủ đối phương mất tinh thần và sự tập trung.
FIFA công bố sửa đổi luật Penalty chỉ vài ngày sau khi Australia và Peru thi đấu trận play-off liên lục địa để giành vé dự World Cup 2022. Trong cuộc chạm trán quan trọng này, thủ môn Andrew Redmayne của Australia đã gây chú ý sau khi xuất hiện trong hiệp phụ để bắt quả luân lưu.
Redmayne liên tục di chuyển như một con rối trong khung gỗ khiến cầu thủ Peru bối rối trong loạt “đấu súng”. Một phần nhờ kỹ thuật này, thủ môn 33 tuổi đã cản phá thành công hai cú dứt điểm từ chấm 11m của đối phương, mang về chiến thắng 5-4 cho xứ sở chuột túi và tấm vé đến với ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh.
Những quả đá phạt đền bây giờ đã trở nên quá quen thuộc với anh em nhưng khi tìm hiểu Penalty là gì? sẽ có không ít anh em thắc mắc vào những thời kì đầu của bóng đá, quả đá phạt penalty được thực hiện như thế nào.